Núi Lửa Hình Thành Như Thế Nào? – Chuyện Kể Từ Lòng Trái Đất

Các em học sinh thân mến! Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng đã từng trầm trồ trước sự hùng vĩ của những ngọn núi lửa, phải không nào? Vậy núi lửa hình thành như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện thú vị về sự ra đời của những “người khổng lồ lửa” này nhé!

Sự Kết Hợp Kỳ Diệu Giữa Nhiệt Độ Và Áp Suất: Nơi sinh ra dung nham

Núi lửa là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài.

Trên thực tế, lớp vỏ trái đất được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, càng sâu bên trong càng nóng và mềm. Núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước.

“Hành Trình” Tìm Lối Thoát Của Dung nham Và Sự Ra Đời Của Núi Lửa

Để hiểu được sự hình thành, chúng ta cần “chạm” đến một khái niệm quan trọng, đó là Dung nham (Hay còn được gọi là magma, mắc ma..). Dung nham chính là hỗn hợp nóng chảy của đá, khí và chất rắn. Dung nham được ví như “máu lửa” chảy trong lòng Trái Đất.

Vậy Dung nham được tạo ra như thế nào? Các em hãy tưởng tượng, sâu bên dưới lớp vỏ Trái Đất là lớp manti, nơi nhiệt độ và áp suất cực kỳ cao. Nhiệt độ này có thể lên tới hàng nghìn độ C, đủ sức làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng đầu nhất.

Sự ra đời của núi lửa

Núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái đất rất nóng, càng đi sâu về phía tâm Trái đất, nhiệt độ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ ở đây nóng tới mức có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá.

Khi đá bị nóng chảy, chúng giãn nở ra và trở nên nhẹ hơn so với đá rắn xung quanh. Chính sự chênh lệch mật độ này đã tạo ra một lực đẩy, khiến dung nham bị “ép” di chuyển lên phía trên, tìm đường thoát ra khỏi lớp vỏ Trái Đất. Tại một số khu vực trên Trái đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới.

Trên “hành trình” tìm lối thoát của mình, dung nham  có thể len lỏi qua các khe nứt của lớp vỏ Trái Đất hoặc tích tụ lại. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Dung nham sẽ phun trào lên bề mặt Trái Đất, tạo thành núi lửa.

Trong quá trình phun trào, khí ga nóng và các chất rắn khác cũng bị hất tung lên không trung. Những chất được phun trào ra từ miệng núi sẽ rơi xuống sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón.

Cấu tạo một ngọn núi lửa

Khác với núi thông thường là sẽ có miệng ở đỉnh. Qua từng thời kỳ, khoáng chất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi. Vật chất thoát ra và tụ lại bên hông núi, chồng thành nhiều lớp khoáng chất. Sau nhiều vụ phun trào, những lớp này ngày càng dày tạo thành hình dạng của núi.

Bên dưới núi lửa là một túi đá nóng gọi là lò dung nham. Dung nham nóng chảy phải đi qua họng núi mới đến miệng và phun ra ngoài.

 

(Sưu tầm)

Phân Loại

Núi lửa có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, phụ thuộc vào cách thức dung nham phun trào. Có những ngọn  hình nón cao chót vót, cũng có những ngọn hình khiên thoai thoải, trải rộng

Dựa vào hình dạngđặc điểm phun trào, núi lửa được phân loại thành các dạng chính sau:

  • Núi lửa hình nón: Là dạng phổ biến nhất, được hình thành do magma phun trào mạnh mẽ và nguội đi nhanh chóng.
  • Núi  hình khiên: Giống như tên gọi của mình, núi hình khiên có dạng giống cái khiên thấp và rộng. Được hình thành từ sự phun trào dung nham lỏng có độ nhớt thấp.  Dung nham chảy xa trước khi đông đặc. Thông thường, núi lửa hình khiên thường không nổ lớn khi phun trào. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp núi  hình khiên tại khu vực biển. Dãy Mauna Loa là một ví dụ điển hình.

  • Núi vòm: Được hình thành do Dung nham có độ nhớt cao và chảy chậm, đặc quánh. Dung nham khó thoát ra ngoài, tạo thành vòm chắn trên miệng núi. Đôi khi còn xuất hiện trong miệng núi của một vụ phun trào đã xảy ra trước đó.Giống như trương trường hợp của ngọn núi Núi St. Helens hình thành từ đỉnh Lassen. Tương tự núi lửa dạng tầng, vòm dung nham có khả năng tạo nên những vụ phun trào mạnh nhưng dung nham lại không bắn xa khỏi lỗ phun.

Ngoài những loại được thường được nhắc đến đã kể trên còn có một số phân loại khác

  • Núi vòm ẩnVòm ẩn được hình thành từ dung nham nhớt. Dung nham bị đẩy lên khiến bề mặt bị phình to lên so với địa hình xung quanh. Như trong vụ núi lửa St. Helens phun trào năm 1980. Dung nham dưới bề mặt ngọn núi tạo nên một chỗ phồng, sau đó trượt xuống sườn bắc của ngọn núi.
  • Núi dạng tầngNúi lửa dạng tầng (còn gọi là núi lửa hỗn hợp) là những ngọn cao hình nón, hình thành từ nhiều lớp dung nham khác nhau. Chúng bao gồm nhiều cấu trúc khác nhau tạo nên.

    Những ngọn núi này có than xỉ và tro chồng lên nhau do quá trình phun trào lặp đi lặp lại. Theo nghiên cứu, tro từ các núi lửa dạng tầng vô cùng nguy hiểm. Bởi khả năng phun trào mạnh mẽ, tàn phá lớn môi trường sông xung quanh.

  • Siêu núi lửaSiêu núi lửa thường có hõm chảo lớn và sức phá hủy diện rộng. Thậm chí có khả năng phá hủy cả 1 lục địa. Những ngọn núi này có khả năng làm tăng nhiệt độ trái đất một cách nhanh chóng. Do có lượng lớn lưu huỳnh và tro phóng ra khí quyển.
  • Núi lửa dưới nướcHay còn gọi là  núi lửa ngầm thường xuất hiện ở mặt đáy biển. Ngọn núi ngầm phun trào gây ra những địa chấn và âm thanh kỳ lạ kéo dài.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau khám phá quá trình hình thành núi lửa. Thật thú vị phải không nào?

Các em có muốn tìm hiểu thêm về những ngọn núi nổi tiếng trên thế giới hay không? Hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *